Cẩm thị thuộc họ thị, có vỏ màu đen, cây cong queo nhiều cành nhiều tán, cây gỗ cao từ 12 – 20m. Cây phát triển chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, vùng nhiều cẩm thị nhất là Phan Rang, Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Phan Rang là nơi có gỗ cẩm thị được đánh giá cao trong làng điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ.
Kiến thức về gỗ cẩm thị
Gỗ cẩm thị là loại gỗ quý, được xếp vào nhóm I trong Bảng phân chia nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Gỗ cẩm thị ở Việt Nam hiện nay được phân chia chủ yếu dựa vào màu sắc, bao gồm 3 loại: cẩm thị xanh, cẩm thị đen, cẩm thị tím.
Gỗ cẩm thị sinh trưởng rất chậm, phải lên đến hàng chục năm mới có thể đưa vào khai thác. Hiện nay, số lượng gỗ cẩm thị trên thị trường và trong tự nhiên còn rất ít.
Cẩm thị có đường vân to, rõ, đẹp, các vân màu đen chạy xen lẫn thịt gỗ màu trắng ngà nổi bật, độ tương phản giữa vân gỗ và thịt gỗ cũng rất rõ ràng là điểm tạo nên sự độc đáo cho loại gỗ này khi tạo thành sản phẩm nội thất.
Gỗ cẩm thị có mật độ liên kết dày đặc dẫn đến thớ gỗ rất chắc, tỷ trọng cao, rắn chắc, ít nứt vỡ. Đồng thời, khả năng chống mối mọt, chống cong vênh cũng rất tốt, các sản phẩm nội thất làm từ gỗ cẩm thị luôn có giá trị sử dụng lên đến hàng chục năm.
Gỗ cẩm thị đanh chắc, ít nứt vỡ, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị gỗ là màu sắc và vân gỗ, vân gỗ cẩm thị đẹp, sắc nét được người sành gỗ ưa chuộng.
Cẩm thị là loại gỗ có giá trị cao trong nhóm gỗ tự nhiên, các món đồ nội thất từ gỗ cẩm thị luôn giữ được giá trị dù được sử dụng qua thời gian lâu.
Giá gỗ cẩm thị giao động từ 52 – 100 triệu/m3 tùy thuộc vào chất lượng gỗ.
Mùi hương gỗ rất dễ chịu, an toàn và thân thiện với sức khỏe người dùng.
Cách nhận biết gỗ cẩm thị
Cẩm thị là loại gỗ quý, có giá trị cao nhưng lại khá khó phân biệt, gỗ thường bị nhầm lẫn với gỗ mun hoa.
Cẩm thị và mun hoa (mun sọc) khá giống nhau về mặt hình thức và màu sắc, tuy nhiên điểm khác biệt rõ nét nhất giữa hai loại này chính là đường vân gỗ. Vân gỗ cẩm thị to, sắc nét hơn hẳn, độ tương phản giữa vân gỗ và thịt gỗ rất rõ ràng.
Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy vân gỗ cẩm thị có màu đen tuyền không pha tạp, vân mun hoa lại có màu xanh đen sau thời gian sử dụng, mun hoa sẽ chuyển dần sang màu đen. Tuy nhiên, dùng dao cạo thì vụn gỗ mun hoa vẫn có màu xanh còn cẩm thị lại có màu đen.
Bên cạnh đó, độ dài và kiểu dáng vân gỗ cũng rất khác nhau. Vân mun hoa thường là các đường thẳng sọc dọc, vân gỗ cẩm thị lại rất đa dạng, lúc kéo dài, lúc chấm điểm tương tự như hoa văn da báo. Do đó, cẩm thị còn có cái tên là cẩm da báo.
So sánh gỗ cẩm thị và gỗ trắc
Loại | Gỗ cẩm thị | Gỗ trắc | |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm I | |
Màu sắc, vân gỗ | Vân gỗ cẩm thị to, sắc nét, độ tương phản giữa vân gỗ và thịt gỗ rất rõ ràng. | Gỗ trắc có 4 loại chia theo màu sắc gồm trắc đỏ, trắc đen, trắc xanh, trắc vàng. Vân gỗ đẹp chìm nổi như mây mù. | |
Độ bền | Chất gỗ cứng đanh chắc, ít nứt vỡ, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả. . | Gỗ cứng chắc, tỷ trọng lớn, bền, chịu thời tiết khắc nghiệt tốt | |
Giá thành | 50 – 100 triệu/m3, | 600 – 800.000/kg |
So sánh gỗ cẩm thị và gỗ mun
Loại | Gỗ mun | Gỗ cẩm thị | |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm I | |
Màu sắc, vân gỗ | Màu đen đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp, cuốn hút. | Đường vân to, rõ, đẹp, các vân màu đen chạy xen lẫn thịt gỗ màu trắng ngà nổi bật. Độ tương phản giữa vân gỗ và thịt gỗ cũng rất rõ ràng | |
Độ bền | Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. | Chất gỗ cứng đanh chắc, ít nứt vỡ, chống mối mọt và cong vênh hiệu quả. | |
Giá thành | Theo thời điểm, tuổi thọ gỗ | 50 – 100 triệu/m3, |